Découvrez les évènements passés et à venir dans le monde entier et en ligne, qu’ils soient organisés par le CIFOR-ICRAF ou auxquels participent nos chercheurs.

{{menu_nowledge_desc}}.

CIFOR–ICRAF publishes over 750 publications every year on agroforestry, forests and climate change, landscape restoration, rights, forest policy and much more – in multiple languages.

CIFOR–ICRAF addresses local challenges and opportunities while providing solutions to global problems for forests, landscapes, people and the planet.

We deliver actionable evidence and solutions to transform how land is used and how food is produced: conserving and restoring ecosystems, responding to the global climate, malnutrition, biodiversity and desertification crises. In short, improving people’s lives.

Chiến lược và chính sách phát triển lâm nghiệp thế giới: Định hướng của 53 quốc gia

Export citation

Sự phát triển bền vững của ngành lâm nghiệp toàn cầu giai đoạn 2020- 2050 phụ thuộc rất nhiều vào định hướng phát triển chính sách ngành tại của từng quốc gia. Báo cáo này rà soát chiến lược và chính phát triển lâm nghiệp của 53 nước trên thế giới (trong đó có 6 nước châu Á, 30 nước châu Âu, 2 nước châu Mỹ, 13 nước châu Phi và 2 nước châu Đại Dương) nhằm cung cấp thông tin đầu vào cho Tổng Cục Lâm Nghiệp trong quá trình xây dựng Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Tùy vào bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội và định hướng về vai trò của ngành lâm nghiệp trong tổng thế phát triển của đất nước, 53 quốc gia nghiên cứu trong báo cáo này có cách tiếp cận riêng trong việc xây dựng Chiến lược và chính sách phát triển lâm nghiệp của mình. Mặc dù vậy, các chiến lược và phát triển ngành lâm nghiệp của 53 quốc gia đều đề cập đến ưu tiên đối với (i) bảo tồn đa dạng sinh học; (ii) ưu tiên đầu tư vào bảo vệ rừng tự nhiên và tái trồng rừng; (iii) phát triển ngành công nghiệp gỗ và sản phẩm lâm nghiệp có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao; (iv) quản lí rừng bền vững; (v) khuyến khích sự tham gia của các bên, đặc biệt là khối tư nhân và trao quyền cho cộng đồng địa phương; (vi) nâng cao năng lực cho cán bộ nhà nước trong việc thực thi pháp luật và tiến hành quản trị lâm nghiệp hiệu quả; (vii) mở rộng và đầu tư trọng điểm vào các nghiên cứu khoa học cơ bản và phát triển công nghệ và phát triển thị trường cho các sản phẩm mới; (viii) quản lí hiệu quả và mở rộng diện tích khu bảo tồn để đảm bảo sức sống của hệ sinh thái cũng như đạt được các mục tiêu liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học; (ix) xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá ngành; (x) tiếp cận đa ngành và nâng cao vai trò của ngành lâm nghiệp trong xóa đói giảm nghèo, đóng góp của ngành lâm nghiệp với các ngành nghề khác, góp phần vào phát triển nông thôn, thích ứng và giảm thiểu với khí hậu và an sinh xã hội; và (xi) nhấn mạnh vai trò của Nhà nước và khối tư nhân trong đảm bảo phát triển khoa học và công nghệ.

Tuy có nhiều điểm chung trong nội dung Chiến lược phát triển Lâm nghiệp, một số quốc gia cũng có cách tiếp cận mới và khác biệt khi định hình sự phát triển của ngành trong tương lai thông qua (i) gắn trách nhiệm trồng rừng với từng công dân; (ii) hỗ trợ chuyển đổi thành rừng tại những nơi có giá trị đa dạng sinh học cao; (iii) xây dựng các khu rừng vì phúc lợi xã hội và dành cho người dân; (iv) xây dựng Chiến lược huy động tài chính cho ngành lâm nghiệp; (v) cách tiếp cận mới đối với Quyền sử dụng rừng truyền thống; (vi) cách tiếp cận với việc xử lí cháy rừng; và (vii) lâm nghiệp đô thị và (viii) hướng tới nền kinh tế tuần hoàn.

Các quốc gia cũng có 3 cách tiếp cận khi xác định mục tiêu tỉ lệ che phủ rừng quốc gia: i) đề cập cụ thể tỉ lệ che phủ rừng trong chiến lược và chính sách (dao động từ 23%- 70%); (ii) không đề cập đến tỉ lệ che phủ rừng trong chiến lược và chính sách; (iii) có đề cập đến mục tiêu quản lí bảo vệ rừng nhưng không lựa chọn giải pháp tỉ lệ che phủ rừng mà tập trung vào đảm bảo diện tích rừng được sử dụng cho các mục đích cụ thể. Mỗi phương án liên quan đến xác định tỉ lệ che phủ rừng đều có ưu, nhược điểm riêng và tùy vào bối cảnh chính trị, thể chế quản lí và chế độ sở hữu đất đai mà các nước lựa chọn phương án phù hợp nhất đối với mình. Tuy nhiên, xác định mục tiêu tỉ lệ che phủ rừng cần được đi kèm với các chính sách nâng cao chất lượng rừng, bảo tồn đa dạng sinh học để đảm bảo cả số lượng và chất lượng rừng đều được cải thiện. Xây dựng chiến lược lâm nghiệp cũng cần dựa trên số liệu và dự báo của cả ngành lâm nghiệp và các ngành khác, đồng thời dựa trên xu thế chính trị, kinh tế, văn hóa, và xã hội toàn cầu và mục tiêu chính trị của từng quốc gia. Hài hòa hóa giữa các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội, xây dựng chính sách nâng cao nguồn lực con người và kinh tế và xây dựng chiến lược có sự tham gia của các bên và dựa trên cam kết chính trị của quốc gia sẽ giúp việc thực thi chiến lược hiệu quả trong tương lai.


Download:

DOI:
https://doi.org/10.17528/cifor/007675
Altmetric score:
Dimensions Citation Count:

Related publications